Nhạt như nước

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Thì chưa biết mới hỏi chứ sao ?!
Sao không biến tờ giấy thành Bụt Đà cho họ thấy
rồi lại mở ra để Bụt Đà trở lại thành tờ giấy.
Rồi...nhoẻn miệng cười
(mà chẳng cần nói gì cả)
🙃

Bụt Đà vốn là giấy, giấy vốn chẳng khác Bụt Đà.
Nói rồi chợt nghĩ sợ người ta hiểu rằng Bụt Đà là giấy.
Định nói ngược lại nhưng lại sợ người ta nghĩ Bụt Đà chẳng phải giấy.
Thế là thôi không nói nữa, đành nhoẻn miệng cười trừ.
Ngộ vô ngôn.

Thưa rằng nói nữa là sai...
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào~
 
Sửa lần cuối:

dtg

Thành viên VOG
Bọ Cạp nói đúng rồi
muốn biết thế nào là bơi
thì phải xuống nước
tiền bối mới hướng dẫn được
rồi tự thấy ra

chứ 1 tờ giấy

có cũng như không
không là có
có là không
có hay không
không sao có
có sao không

thì thiên hạ trợn tròn mắt
tránh xa không hỏi nữa
là đúng rồi:cool:
 

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Tác phẩm: cà cuống dưới trăng

Một mẫu gấp rất hay của tác giả Imai Kōta, gấp nhiều lần không chán.
Lần này gấp từ giấy Zó B1 quét keo sữa + CMC, cỡ giấy 20 x 20 cm

NJHP5TT.jpg
VXUOjPd.jpg


Đúng ra thì Lethocerus deyrollei được gọi là cà cuống Nhật Bản, còn cà cuống ở Việt Nam được xếp vào dòng cà cuống Đài Loan. Mặc dù hình dạng khá giống nhau nhưng mùi hương của chúng có sự khác nhau. Theo mô tả thì cà cuống Nhật Bản tiết ra mùi hương lai tạp giữa chuối, dứa và quả lê. Còn tuyến hương của con cà cuống Việt Nam gần với mùi dầu chuối. Cà cuống phân bố ở khắp nhiều nơi trên Thế giới, gồm châu Á châu Mỹ nhưng có vẻ như chỉ có các dân tộc ở châu Á mới dùng nó làm thức ăn. Ngoài Việt Nam thì người Nhật, người Tàu và các dân Đông Nam Á khác đều ăn cà cuống. Người Nhật còn chế ra một loại nước giải khác có mùi cà cuống.

0VTsRpG.jpg

Khi đổ resin thì màu bị sậm lại rất nhiều, gần như không thể thấy được chi tiết trên lưng. Đến khi khô thì xuất hiện khá nhiều bọt.

PaDGN4p.jpg

jkAvTkW.jpg


Sự khác nhau giữa cỡ giấy 22 cm với 20 cm.

7uXHigS.jpg
BGDGyfn.jpg
 

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Các phiên bản cà cuống càng ngày càng đẹp hơn sau mỗi lần gấp lại.
Chắc là nếu muốn đổ resin thì phải xử lý bề mặt giấy sao cho không bị thấm keo/đổi màu. Ngoài ra còn các khe giữa những lớp giấy có lẽ là nguyên nhân sinh ra những bọt khí lớn sau khi đổ.
 

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Tác phẩm: con xiến tóc

Tác giả: Robert Lang


Hạnh phúc là gì?
Chỉ là những điều giản dị làm ta vui lòng ngay trong hiện tại.
Hạnh phúc là thứ gắn liền với hiện tại, chỉ khoảnh khắc này, ngay bây giờ, ngay tại đây chứ không phải là quá khứ hay tương lai hay ở đâu đó.
Đời người là một chuỗi những khoảnh khắc ngay lúc này, ngay bây giờ tạo nên. Ngay lúc này, ngay bây giờ mà không thấy hạnh phúc thì chẳng bao giờ có được nó cả.

IZDoZjP.jpg
qFZiWQA.jpg
 

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
2d5TXr4.jpg



Có người nói Origami không có nguyên tắc gì, thì cũng đồng nghĩa với việc nói nó không có nguyên tắc nào cả trừ nguyên tắc này. Không có nguyên tắc gì cũng chính là một nguyên tắc. Vậy nên ta có quyền nghi ngờ về tính không tuyệt đối, nghi ngờ về cái "chân không". Thật sự thì "chân không" có tồn tại trong vạn hữu? Không là cái đối nghịch với có, nên ngay khoảnh khắc ta nghĩ đến cái "không" thì đồng thời, cái "có" đã nảy mầm bên trong nó rồi.
Chân không là cái không chân thật, cái không thật sự, bên trong nó không có gì cả. Nhưng không có gì cũng đồng nghĩa với việc bên trong nó "có" cái trống rỗng. Vậy nên, nếu phải định nghĩa "chân không" thì khả dĩ có thể định nghĩa như vầy: chân không không là thứ gì cả, ngoại trừ chính nó.
 
Top Bottom