Nhạt như nước

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Tác phẩm: dư âm mùa hạ

Gấp theo hướng dẫn của Robert J. Lang, giấy Zó B1, xử lý màu acrylic, kích thước 22 x 22 cm.

AWlu4HJ.jpg

4ZTuzuM.jpg

i1ChCKI.jpg

7SzfsLv.jpg


Khoảnh khắc hạ vừa qua, thu vừa chớm khiến tôi bùi ngùi cảm khái về một thời râm rang tiếng sâu mà nay chẳng còn đâu. Loài sâu này vốn chẳng có tên trong từ điển, nên tôi tạm gọi chúng là loài "sâu vè". Loài sâu này từ khi sinh ra đã mang trong mình một định mệnh buồn mang mác. Buồn vì bao nhiêu năm dài ẩn mình nơi tối tăm ẩm thấp (thật ra là ẩm cao), chẳng thấy ánh mặt trời. Đến khi đón được ánh dương cũng là những giây phút cuối đời. Mùa hạ thoảng qua như con mưa rào khiến con sâu mang sầu mang mác. Thu sang với bao sắc màu. Sắc vàng của hoa cúc, của lá úa. Sắc xanh của cốm làng Vòng, xanh của lá sen thấm đẫm vào tâm hồn con sâu...

Nhìn con sâu mà bất chợt cảm khái thời gian, khách bèn ngâm nga câu hát:

Bao nhiêu năm làm kiếp con sầu
Chợt một chiều cánh trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Đôi mươi năm vào chết một ngày~

Một chiều thu phân

BPSVj3n.jpg
 
Sửa lần cuối:

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Tác phẩm: cái đồ khỉ

Con khỉ xuất hiện rất nhiều trong tiếng Việt ta. Chẳng hạn như: khỉ gió, khỉ mốc, khỉ khô, khỉ đít đỏ.... Và đây là một con khỉ đít đỏ được gấp theo hướng dẫn của Tiểu Tùng Anh Phu. Loài khỉ này chủ yếu phân bố ở Nhật Bản, có đặc trưng là cái mặt và đít đều màu đỏ. Cũng thật kỳ lạ là mặt khỉ dễ thấy hơn đít của nó, nhưng người Việt vẫn quen gọi là "khỉ đít đỏ" chứ ít ai gọi là "khỉ mặt đỏ". Ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố phản ánh tâm thức của con người.


Egb3CQf.jpg

P4JZxW2.jpg


Mẫu gấp đầu tiên bằng loại giấy mỏng, dai, giữ nếp tốt. Theo lời người bán thì đây là giấy dó B1 đã được xử lý, nhưng sau khi đã biết thế nào là giấy Zó thì có thể khẳng định đây không phải giấy dó. Nhìn chung thì loại giấy này khá tốt, nhưng độ dày chưa đủ để cân con khỉ.

Vbyn1te.jpg


"Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân, vì anh gọi tên em là nhan sắc~"


vLf0lBH.jpg


Mẫu gấp thứ hai là từ giấy Zó B2 hay B3 gì đó, đủ dày với bộ lông khỉ.


tEaMd0d.jpg

G0o7K59.jpg


"Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi~"


Cuộc đời của một con khỉ
W8f05FV.jpg


TfvHn8n.jpg


n9DStwD.jpg


vPKT6rp.jpg


p5ZZrvm.jpg


r9UUbcU.jpg


anKzUYd.jpg


G9NnEM8.jpg


IXquMcj.jpg


BW3P9IN.jpg


VSIXOcO.jpg


vapygF5.jpg


9Y4Jg0V.jpg
 

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Tác phẩm: Icarus

Trong thần thoại Hy Lạp, chàng thiếu niên Icarus (Hy Lạp: Icaros) và cha già Daedalus cùng nhau thoát khỏi đảo Crete bằng đôi cánh do chính Daedalus làm từ lông chim và sáp ong. Daedalus đã dặn con trai mình chớ có bay gần mặt biển kẻo gió biển làm ướt đôi cánh, cũng chớ có bay gần mặt trời kẻo ánh nắng làm tan chảy sáp ong. Nhưng lần đầu được tự do bay bổng trên bầu trời, Icarus thích thú, sinh tâm ngạo mạn mà quên lời cha dặn, bay quá cao, liền bị ánh mặt trời đốt chảy sáp ong. Lúc này từng sợi lông chim trên đôi cánh của chàng ta rơi rụng hết, khiến chàng ta rơi tòm xuống biển. Sau này, vùng biển nơi Icarus rơi xuống được gọi là biển Icarian, và từ đó trong các ngôn ngữ Tây phương xuất hiện câu thành ngữ: đừng bay quá gần Mặt trời, để chỉ ý can gián đừng quá tò mò hay ích kỷ.

Tác phẩm Origami với đề tài Icarus được tác giả Hōjō Takashi thiết kế từ một tờ giấy vuông không cắt dán vào năm 2001.
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy tác phẩm này đăng trên trang chủ của tác giả vào năm 2003 (cũng là năm tác giả bắt đầu mở website), tôi không khỏi kinh ngạc và xúc động mãnh liệt trước vẻ đẹp tuyệt vời của nó.
Trong Origami, người ta luôn cố gắng giữ cho các lớp giấy được xếp thẳng hàng ngay ngắn với nhau, tránh làm các phần giấy xộc xệch làm mất tính thẩm mỹ cũng như tính chính xác. Nhưng tác giả Hōjō Takashi lại là người biết cách khai thác triệt để từng lớp giấy, cố tình làm chúng lệch với nhau để tạo hiệu ứng thị giác một cách mạnh mẽ. Từng lọn tóc, từng nếp áo của nhân vật đều được tái hiện bằng cách làm lệch các lớp giấy chồng lên nhau, khiến chàng Icarus bằng giấy trở nên sống động như một pho tượng điêu khắc Hy Lạp. Tác phẩm Icarus này là tập đại thành các đặc trưng của tác giả Hōjō Takashi: hội đủ cả tính kỹ thuật lẫn tính nghệ thuật cao độ.


UV4hkoR.jpg

mesZ6bX.jpg

4JMDUa7.jpg

qlQ1389.jpg

yQq03xk.jpg


Mẫu được gấp từ tờ giấy xi măng cỡ 48 x 48 cm, được xử lý màu acrilyc và màu gouache. Do giấy xi măng có nền vàng xỉn nên màu được quét lên trông không đẹp, nhiều chỗ vẫn lộ vết thâm cố hữu của loại giấy này.
 
Sửa lần cuối:

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Cuộc đời của Icarus (gấp nháp từ giấy Zó B2, khá dày nên mặt nhăn nheo. Màu lên giấy Zó này rất đẹp)

meSzpVm.jpg


VTtrYao.jpg


DU18X1x.jpg


QZleEAm.jpg


KisPsqH.jpg


vMT4OXh.jpg


03QyahC.jpg


toMTQmb.jpg


y4n94rV.jpg


XJJI9TG.jpg


5IUVAjj.jpg

Sau khi quét màu lên tờ giấy thì cảm giác giấy như biến thành nhựa, màu cực đẹp.
Các bước gấp trung gian cũng làm rất thú vị, mỗi hình thù trông như một bộ y phục của các vị quan trong Triều đình thời Heian ở Nhật Bản.

Mẫu gấp năm 2005 (giấy copy A3, phun màu sau khi hoàn thành)


Bopg4vd.jpg


lF5bKu5.jpg




C7p5rID.png
 
Sửa lần cuối:

Đạm Như Thủy

Thành viên VOG
Nhiều người hỏi: Origami là gì?
Tôi thường trả lời một cách hời hợt rằng: là (nghệ) thuật xếp giấy.
Nhưng rồi họ lại hỏi: thế nào là (nghệ) thuật xếp giấy?

Thật là bế tắc! Làm sao giải thích cho họ hiểu về cái mà họ chưa biết bao giờ? Người nào đã biết thì chẳng hỏi, mà đã hỏi thì chẳng biết.
Giống như cái chết, chẳng một người còn sống nào đủ tư cách để nói về cái chết. Cái mà họ mô tả chỉ là lớp vỏ bọc của nó chứ chẳng phải bản chất.
Thế nên mới hiểu vì sao năm xưa Bụt Đà chỉ giơ cành sen rồi nhoẻn miệng cười, rồi nói: cả đời ta chưa từng nói câu nào.

Dù chẳng có cách nào để giải thích cho người ta hiểu một cách rốt ráo thế nào là (nghệ) thuật xếp giấy, nhưng những khi đó tôi thường cho họ xem tấm ảnh dưới đây. Thế là họ không hỏi gì nữa.

26szQmg.jpg
 
Top Bottom