CÂU CHUYỆN VỀ THIẾT KẾ MẪU CÁO

nguyentutuan

Thành viên VOG
1581318785485.png

Năm mới, tự thấy mình cần làm mới bản thân nên bắt tay vào viết loạt bài này, đánh giá lai các mẫu sáng tác gấp giấy một cách nghiêm túc hơn, phân tích và chia sẻ với mọi người.

Bài viết lần này đánh giá về 5 mẫu cáo sáng tác qua nhiều thời kỳ từ năm 2009 tới nay, chủ yếu dựa trên quan điểm về mặt kỹ thuật.

Đầu tiên, để tránh tranh cãi, trong bài viết này, tiêu chí đánh giá về sự đơn giản = hiệu quả sử dụng giấy chỉ mang tính cá nhân. Tôi thích sự đơn giản nên tôi lấy nó là giá trị đo lường các mẫu của riêng tôi. Đối với nhiều mẫu của các tác giả khác mà cái hay của mẫu là sự phức tạp và chi tiết , cấu trúc mẫu, cách thể hiện ý tưởng, cách gấp … thì khái niệm đo lường này dĩ nhiên là vô nghĩa.

Đơn giản trong gấp giấy, theo quan điểm của tôi về mặt kỹ thuật, là sự hiệu quả trong việc sử dụng giấy, hệ quả là mẫu có ít bước gấp hơn, tốn ít thời gian gấp hơn, và một lý do đặc biệt mang nặng yếu tố sở thích, đó là sự thử thách (cùng 1 đề tài nhưng dùng 3-5 bước để thể hiện một nội dung sẽ thử thách hơn dung 50-60 bước rất nhiều).

  • Hiệu suất sử dụng giấy (viết tắt là H)
H = tỉ lệ giữa diện tích bề mặt giấy tham gia vào việc thể hiện mẫu/Diện tích tờ giấy dùng để gấp mẫu. (phần giấy dấu đi có thể coi là thừa, trừ trường hợp dấu đi để tạo hiệu ứng về thị giác).

Để tính toán, có thể dùng sơ đồ các nếp gấp (1) (crease patern) của từng mẫu, đánh dấu diện tích các phần giấy thể hiện mẫu, tính diện tích thể hiện mẫu, tính diện tích tờ giấy ban đầu rồi lập tỉ lệ. (Tính diện tích bằng cách chia nhỏ hình cần tính thành các hình cơ bản nhỏ hơn rồi tính từng phần).

Dưới đây là hình mẫu và sơ đồ diện tích thể hiện mẫu của hai mẫu cáo năm 2009 và năm 2012. Phần màu xám là diện tích giấy thể hiện mẫu.

fox 2009 vs 2015 - CP.jpg

Bằng cách chia nhỏ diện tích có thể tính được gần như chính xác hiệu quả sử dụng giấy của 2 mẫu :

Mẫu 2009: 35.1%

Mẫu 2012: 70%

Với cách làm tương tự, có thể tính được cho các mẫu còn lại:

Mẫu năm 2013: 48%
Mẫu năm 2016: 31%
Mẫu năm 2020: 31%

Đánh giá chung về các mẫu:

  • Càng về sau, mẫu nhìn càng mượt mà hơn, cân đối hơn, ưa nhìn hơn đối với người xem do có sự tính toán về mặt thiết kế kỹ hơn. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện hiệu quả trong việc sử dụng giấy hoặc tính đơn giản, có thể thấy không có gì cải thiện kể từ mẫu năm 2015. Mẫu năm 2015 là mẫu có hiệu suất sử dụng giấy tốt nhất, đạt tới 70%.

  • Mẫu 2009 và mẫu 2016 là 2 mẫu có cùng hình cơ bản (2) (cùng base), chỉ khác nhau phần tạo hình cuối cùng và chọn tư thế của mẫu do đó hiệu suất sử dụng giấy gần như bằng nhau. Có thể nói mẫu 2016 là phiên bản cải tiến của mẫu năm 2009. Điều này cho thấy cùng một hình cơ bản, có thể tạo ra nhiều mẫu khác nhau bằng cách thêm thắt các chi tiết, chọn hướng hoàn thiện mẫu.
  • Mẫu 2009 được gấp từ giấy thủ công của Nhật Bản (kami)(3) bồi trên giấy canson (4) mỏng có định lượng 120 gram/m2 (120 gsm) (5). Mẫu được hoàn thiện bằng cách sử dụng các đường thẳng và mặt phẳng để tạo khối hình học cho mẫu.

  • Mẫu năm 2016, gấp ướt(6) từ giấy vẽ màu nước Arches(7) 185 gsm, sơn một mặt bằng màu acrylic(8). Mẫu được hoàn thiện và tao khối bằng những đường cong và mặt cong nên nhìn mềm mại hơn. Tuy số bước gấp gần như bằng nhau nhưng mẫu gấp ướt 2016 tốn nhiều thời gian hơn và phụ thuộc nhiều vào cảm giác gấp mẫu do không có điểm tham chiếu(9) (reference point) khi hoàn thiện mẫu (độ cong của các đường và bề mặt phụ thuộc hoàn toàn vào cảm giác của tay và được ước lượng bằng mắt do đó khó có thể gấp ra 2 mẫu hoàn toàn giống nhau ở 2 lần gấp).

  • Mẫu cáo 2020 được gấp và ghép từ 2 mảnh giấy, do đó mặc dù H thấp gần như ngang bằng với 2 mẫu 2009 và 2012, nhưng cấu trúc hoàn toàn khác, đơn giản và linh động hơn, có thể dễ dàng đổi tư thế của mẫu. Nếu xét tính đơn giản dựa trên số bước gấp và cấu trúc thì mẫu này có sự cải thiện, số bước gấp chỉ bằng 2/3 số bước gấp của mẫu các năm 2009 và 2016, độ dày của mẫu cũng bớt đi do không có nhiều lớp giấy bị dấu cục bộ. Đây cũng là lợi thế của các mẫu ghép. Tuy nhiên làm mẫu ghép cũng có cái khó là phải suy nghĩ cách ghép sao cho tự nhiên và chắc chắn.

  • Mẫu cáo năm 2013 có sự đột phá về mặt ý tưởng. Mẫu được làm từ dải giấy dài, và dùng kỹ thuật uốn giấy để tạo hình, nhìn mẫu cũng lạ hơn. Mẫu chỉ có một lớp giấy. Mẫu này không còn là gấp giấy nữa mà gần với điêu khắc giấy hơn.

  • Mẫu năm 2015 đơn giản nhất (hay khả năng tận dụng giấy hiệu quả nhất ,70%), mẫu được gấp từ dải giấy hình chữ nhật và chỉ có một lớp. Mẫu được tạo hình theo 2 phương án: hình học (góc cạnh, dùng đoạn thẳng và mặt phẳng); và gấp ướt, dùng đường cong, mặt cong để thể hiện mẫu.

  • Hai mẫu 2013 và 2015 sáng tác hoàn toàn dựa trên cảm hứng và cảm giác lúc gấp, gần như không tính toán. Đôi khi tính toán cũng không phải là giải pháp tốt nhất, cứ để cho cảm hứng dẫn dắt. Tính toán có thể ra mẫu cân đối, phù hợp với yêu cầu nhưng ít khi tạo được mẫu có tính đột phá (chỉ áp dụng đối với bản thân).

  • Mẫu đẹp chưa chắc đã hay (tối giản, ý tưởng đặc biệt, cách gấp hay …) và mẫu hay chưa chắc được nhiều người thích. Khi sáng tác một mẫu, nên xác định rõ mục đích sáng tác và đối tượng xem mẫu. Đặc biệt là trong trường hợp làm vì mục đích kinh tế (mẫu quảng cáo, sách dạy gấp, …). Làm cho mình sẽ khác xa với làm cho người ngoài hoặc theo ý khách hàng.

  • Đơn giản không đồng nghĩa với dễ, đặc biệt đối với các mẫu không gấp mà dùng kỹ thuật uốn hoặc nắn giấy như điêu khắc. Mặc dù không có điểm tham chiếu, nhưng mẫu có duy nhất một tỷ lệ đúng, và tỷ lệ hay vị trí chính xác được xác định hoàn toàn bằng cảm giác khi gấp và mắt nhìn. Đôi khi chỉ cần sai số rất nhỏ, mẫu nhin không ưng ý. Do đó đôi khi mẫu chỉ có vài bước nhưng tốn nhiều thời gian để hoàn thành. Khi tâm trạng không tốt thì có thể không làm được mẫu ưng ý, tốt nhất là không nên gấp.
Diễn giải, tham khảo:

(1) Crease pattern (tạm dịch là sơ đồ các nếp gấp):
khi mở bung một mẫu gấp giấy ra và làm cho tờ giấy trở về hình dạng ban đầu lúc chưa gấp, các nếp gấp sẽ hằn rõ lên bề mặt tờ giấy. Tờ giấy phẳng có các nếp gấp này được gọi là sơ đồ các nếp gấp của một mẫu. Người chơi gấp giấy chuyên nghiệp chỉ cần có sơ đồ này và hình ảnh của mẫu hoàn thiện là có thể gấp được mẫu. (Đôi khi các nếp gấp trên sơ đồ được thể hiện màu khác nhau cho nếp gấp lồi và nếp gấp lõm để người xem sơ đồ dễ gấp hơn). Dưới đây là minh họa cho sơ đồ nếp gấp của mẫu hạc truyền thống.

1581320632958.png

(2) Origami base (tạm dịch là hình cơ bản cơ sở): trong gấp giấy, hình cơ bản cơ sở của một mẫu là bộ khung cấu trúc của mẫu ở dạng đơn giản nhất, chưa thể hiện các bước gấp mô tả chi tiết. Trong hình trên có thể thấy hình cơ bản cơ sở của mẫu hạc là hình khung, chưa thể hiện các bước gấp tạo chi tiết cổ, đuôi và đầu.
Một hình cơ bản cơ sở là một hình dạng hình học thông thường có cấu trúc tương tự như đối tượng, mặc dù nó có thể có rất ít sự tương đồng với mẫu hoàn chỉnh.

a base is a regular geometric shape that has a structure similar to that of the subject, although it may appear to bear very little resemblance to the subject.

(Ref. Origami design secrets – Robert J.Lang – P. 51, Chapter 4 – Traditional base.)


(3) Giấy thủ công Nhật Bản – Kami: Kami là một từ của tiếng Nhật nghĩa đơn giản là giấy. Kami là loại giấy thủ công được làm sử dụng chủ yếu trong trường học để gấp giấy hoặc trang trí thủ công, mỏng, dai, giữ nếp tốt, thường có một mặt trắng và một mặt màu. Mặt màu có thể đơn giản là một màu hoặc chuyển màu, hay phức tạp hơn là có các hoa văn, họa tiết. Kami có nhiều kích cỡ nhưng phổ biến là 2 loại hình vuông có kích thước chuẩn 7.5 x 7.5 cm hay 15 x 15 cm.

(4)Giấy canson: một loại giấy dùng để vẽ màu nước. Bạn có thể lên trang web https://en.canson.com/ để tham khảo.

(5)Gsm: là từ viết tắt của cụm từ gram trên mỗi mét vuông.
  • Đối với tiêu chuẩn này, trọng lượng của các loại giấy khác nhau được đo từ một tờ mẫu được cắt ra có kích thước sao cho diện tích là 1 m2 ,bất kể chiều dài hay chiều rộng của giấy là bao nhiêu, phép đo trọng lượng luôn được lấy từ tờ mét vuông.
  • The term “GSM” stands for “grams per square meter.”
  • For this standard, the weight of various types of paper is measured from a sample sheet cut to one square meter in size. No matter the length or width the paper becomes, the weight measurement is always taken from the square meter sheet.
  • (Ref. https://www.banana-print.co.uk/blog/what-is-gsm-paper/)

(6) Giấy ướt: Gấp ướt là một kỹ thuật gấp giấy được phát minh bởi tổ sư Akira Yoshizawa, sử dụng nước làm ẩm giấy để có thể thao tác dễ dàng hơn, mục đích là tạo ra các hình mẫu có hình khối với các đường cong và mặt cong tự nhiên, mềm mại hơn, thích hợp với các mẫu vật phi hình học như động vật, hoa lá … Quá trình này thêm yếu tố điêu khắc (nắn) vào gấp giấy, và không sử dụng các nếp gấp sắc nét. Gấp ướt sử dụng giấy dày hơn so với gấp thông thường, phổ biến là các loại giấy dùng để vẽ màu nước, các dạng giấy có % cotton càng cao càng tốt. Độ dày giấy gấp tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp của mẫu.
(Ref. Bringing Origami to life – John Montroll; Brilliant origami – David Brill)


(7) Arches: một loại giấy dùng để vẽ màu nước của Pháp (tham khảo trang web https://www.arches-papers.com/).

(8) Màu Acrylic: Một loại màu nước để vẽ. Có thể tham khảo rất nhiều trang web trên mạng để biết về loại màu này

(9) Điểm tham chiếu (reference point): tham khảo trên mạng, với chủ đề là "reference finding" của tác giả Robert. J. Lang.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Cảm ơn anh Tuấn đã chia sẻ.

Quả là dù cùng một tác giả, cùng một quan điểm sáng tác nhưng với những hướng đi khác nhau cho ra nhiều kết quả thú vị.

Không biết anh Tuấn tính diện tích các hình trên CP bằng công cụ gì để cho ra kết quả nhanh và chính xác?
Em thấy có nhiều đa giác và hình dạng khá phức tạp, tính bằng tay sẽ rất lâu.
 

nguyentutuan

Thành viên VOG
Cảm ơn anh Tuấn đã chia sẻ.

Quả là dù cùng một tác giả, cùng một quan điểm sáng tác nhưng với những hướng đi khác nhau cho ra nhiều kết quả thú vị.

Không biết anh Tuấn tính diện tích các hình trên CP bằng công cụ gì để cho ra kết quả nhanh và chính xác?
Em thấy có nhiều đa giác và hình dạng khá phức tạp, tính bằng tay sẽ rất lâu.
[/QUO
Anh dựa trên CP, chia nhỏ ra thành các tam giác, dùng cộng trừ diện tích và tính tay thôi Cường ơi. Có mẫu chính xác, có mẫu gần chính xác.

Anh đọc thấy autocade có thể tính diện tích bất kỳ hình nào rất hay, chắc bữa nào có thì giờ rảnh ngồi tính lại thử, chắc ít nhất cũng phải chia hình ra thành các hình tứ giác bất kỳ bỏ vào, nhưng nếu dùng phần mềm này thì diện tích là chính xác. Đường dẫn cách sử dụng dưới đây.


Bữa trước như trên email thì Cường có nói có những quan điểm khác đối với một vài điểm trong bài viết. Anh rất thích nghe những quan điểm của người khác. Tất cả là mục đích học hỏi.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Em nói thêm về ý trong email của em:

Theo như bài viết trên thì uốn, nắn giấy được cho là gần với điêu khắc hơn gấp giấy, có thể làm người đọc tưởng nhầm uốn, nắn giấy mới là điêu khắc / nghệ thuật, còn gấp thì không.

Quan điểm của em thì thế này:

Nghĩa của từ điêu khắc là làm biến dạng một vật cho lồi lên (điêu) hoặc lõm xuống (khắc). Nó tương đương với hai nếp lồi / lõm trong gấp giấy. Do vậy gấp giấy chính là điêu khắc giấy, không phân biệt đó là gấp, uốn hay nắn.
 

folias

Thành viên VOG
Theo quan điểm của em, em không hoàn toàn đồng tình về việc hiệu quả được đánh giá dựa vào tỉ lệ diện tích thể hiện mẫu. Vì có những mẫu mà các lớp giấy giấu vào trong có tác dụng gia cố về mặt cấu trúc.
Chẳng hạn như mẫu thỏ của tổ sư, gấp đôi theo đường chéo làm mất 50% diện tích, sau đó lại gấp từ 2 góc nhọn vào để tạo tai, mất thêm 25%. Vậy hiệu suất theo cách tính của anh Tuấn là 25%, khá thấp.
Tuy nhiên, em đánh giá đây là mẫu có cách dùng giấy rất hiệu quả. 1 là mình gấp đôi lớp giấy làm phần thân cứng hơn, rất cân đối về cấu trúc. 2 là cách gấp này rất đơn giản mà lại hiệu quả về mặt tạo hình.
Dù suy nghĩ theo hướng tối giản thì không phải lúc nào mẫu 1 lớp cũng hay, mà tuỳ vào những chỗ cần có sự gia cố để trọng tâm mẫu cân đối. Có những mẫu đẹp nhưng đầu quá nhiều lớp, thân và đuôi chỉ có 1 lớp thành ra đầu nặng hơn thân. Chưa kể 2 lớp giấy mỏng giữ dáng tốt hơn 1 lớp giấy dày.
Theo em, phần giấy thừa không phải là phần giấu vào trong, mà giấy thừa là phần giấy mà nếu mình cắt đi thì không ảnh hưởng đến mẫu gấp. Dựa trên quan điểm này, quay trở lại với mẫu thỏ của tổ sư: Nếu mẫu này gấp từ 1 tờ giấy tam giác vuông cân (1/2 hình vuông) thì hiệu suất theo cách tính của anh Tuấn là 50% và vẫn gấp được ra mẫu hoàn thiện. Nhưng như em nói ở trên, 50% giấy ở lớp trong giúp cấu trúc mẫu vững và thậm chí bền hơn.
 

nguyentutuan

Thành viên VOG
Em đọc kỹ bài viết của anh đi, " trừ khi phần dấu đi tạo hiệu ứng thị giác" hay có thể hiểu là có tác dụng tốt, hoặc ngay câu đầu anh cũng có viết, hiệu quả này để đánh giá cho các mẫu của anh, còn các mẫu phức tạp hoặc cái hay của mẫu nằm ở cấu trúc thì nó không có ý nghĩa mà. Đã tính tới việc này rồi. Nhiều khi chỉ cần một cấu trúc hay là mình đã sướng rồi, như con rùa 3D của em đấy, nếu làm con đơn giản hơn liệu em có thích không. Và thực sự lớp giấy kia có tác dụng thì là có mục đích rồi. Có lẽ sẽ định nghĩa lại phần thừa cho rõ, Anh chỉ khoanh vùng áp dụng cho công thức mình đưa ra mà thôi.
 
Top Bottom