Box-pleating

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Box-Pleating là một kỹ thuật sáng tác dựa trên việc chia tờ giấy thành dạng lưới vuông.
Kỹ thuật này được nhiều người ưa dùng vì nó rất dễ học và có thể phát triển lên theo nhiều hướng khác nhau.

Sau đây mình sẽ trình bày 1 trong những hướng đó: phương pháp Square Packing (xếp kín các hình vuông).

Thông thường để sáng tác một mẫu thì cần phải thiết kế ra một cái khung (base) có số nhánh (flap) tương ứng với số bộ phận của mẫu mà ta cần sáng tác. Ví dụ như con ngựa cần 6 nhánh (4 chân, đầu, đuôi), con nhện cần 10 nhánh (8 chân, đầu, bụng),...
Như vậy, việc sáng tác một mẫu được quy về thiết kế ra một cái khung có đúng số nhánh như ta mong muốn.

Trong Box-Pleating thì cơ sở để gấp ra 1 nhánh là hình cơ bản thủy lôi (waterbomb base)
BP01.PNG

Khi bạn ấn 4 phía của hình cơ bản thủy lôi như hình vẽ, bề rộng của nó sẽ bị thu hẹp lại và tạo thành một nhánh.
BP02.PNG

Mở hình cơ bản thủy lôi ra, đó là một hình vuông -> mỗi một nhánh trên tờ giấy khi trải ra sẽ được một hình vuông có độ dài mỗi cạnh bằng 2 lần độ dài của nhánh.
BP03.PNG

Như vậy bộ khung của ta cần bao nhiêu nhánh thì bây giờ cần bấy nhiêu hình vuông. Mỗi hình vuông có cạnh = 2 lần độ dài nhánh mà ta cần. Sau đó chỉ việc sắp xếp các hình vuông này trên một hình vuông lớn - chính là tờ giấy gấp của ta.
Khi sắp xếp cần lưu ý:
- Các hình vuông phải xếp kín tờ giấy.
- Tâm của tất cả các hình vuông đều phải nằm trong phạm vi của tờ giấy.

Sipho Mabona đã thiết kế ra 1 con bạch tuộc bằng cách ghép 9 hình vuông lại với nhau để tạo ra 9 nhánh:
BP04.PNG
Mẫu Bạch Tuộc
Sáng tác: Sipho Mabona
http://origami.artists.free.fr/Sipho/octopus/octopus.htm

Nhưng có những mẫu ngoài nhánh ra còn có những khoảng cách nối giữa các nhánh. Ví dụ như hình người có một khoảng nối giữa phần đầu-tay và phần chân để làm thân, hay nếu muốn chi tiết hơn là phần cổ nối giữa đầu và tay.
Bằng Box-pleating ta có thể dễ dàng tạo ra những khoảng cách đó. Đó là những dải tựa như con sông (river) chạy zic zắc ôm lấy các hình vuông, độ rộng của dải = khoảng nối mà ta cần.

Ví dụ về dải nối giữa 2 phần, mỗi phần 2 nhánh:
BP05.PNG


Giờ ta cùng thử thiết kế một mẫu người đơn giản có 5 nhánh:
  • Đầu (1 đơn vị)
  • 2 tay (3 đơn vị)
  • 2 chân (3 đơn vị)
  • Thân (2 đơn vị).
BP06c.PNG

Từ sơ đồ khung cây trên, ta cần tạo ra 5 hình vuông:
  • 1 hình 2x2,
  • 4 hình 6x6
  • 1 dải rộng 2 đv

Khi ghép chúng lại thì nảy sinh vấn đề mới: các hình vuông và dải nối không điền đầy tờ giấy mà còn chừa lại một ô màu trắng ở giữa. Vậy phải làm sao?
BP07.PNG

Để trả lời chúng ta quay lại với hình cơ bản thủy lôi. Ta có thể kéo hình này từ vuông thành chữ nhật mà khi gấp lại độ dài của nhánh vẫn không thay đổi, chỉ có điều nhánh mới sẽ dày và phức tạp hơn. Cách này có thể được ứng dụng để thêm chi tiết cho một bộ phận nào đó, ví dụ như thêm ngón cho tay, chân.
BP08.PNG

Hiệu chỉnh lại CP người bằng cách kéo ô vuông làm đầu xuống bù vào chỗ còn thiếu. Phần đầu sau khi điều chỉnh sẽ dày hơn, tạo cơ hội cho bạn gấp thêm tóc tai hay mắt....
Cuối cùng là thêm các nếp gấp để có một CP hoàn chỉnh. Công đoạn này tương đối dễ nếu bạn đã tập gấp nhiều CP Box-pleating:
BP09.PNG

Một gợi ý nhỏ: khi sáng tác theo kiểu này nên vẽ ra 1 tờ giấy kẻ ô vuông sẵn, sẽ rất tiện lợi.

Hy vọng tiếp theo mọi người sẽ chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm về Box-pleating.
 
Sửa lần cuối:

nguyentutuan

Thành viên VOG
Cám ơn bài viết rất hay của Cường. Có thêm một vài điều trong boxpleating anh muốn chia sẻ thêm, mặc dù không phải là người hay thiết kế bằng box pleating.

- Box pleating chia nhánh theo các nếp gấp song song, vuông góc hoặc theo các đường chéo bốn mươi lăm độ, khi chuyển thành hình cơ bản có thể nhiều nhánh bao gồm nhiều lớp giấy nên nếu gấp bằng giấy thường sẽ rất dày. chưa kể các lớp giấy có nếp gấp song song nhiều lớp, đòi hỏi người sáng tác phải có kỹ năng hoàn thiện mẫu gấp bằng cách nắn bóp định hình mẫu phải tốt, kết hợp với các chất phụ trợ như keo, keo sữa hoặc cellulose ̣̣̣... Nhiều người sáng tác giỏi tận dụng những nếp song song này để tạo hình tự nhiên như các nếp gấp của váy, làm tóc ... Trong VOG các bạn có thể tham khảo các mẫu của Hoàng Trung Thành, Trần Trung Hiếu. Một số bạn sáng tác các loài côn trùng thường dùng box pleating vì dễ tính toán chính xác độ dài các nhánh cần thiết, tuy nhiên thường các bạn dùng giấy cực mỏng để có thể nắn các chi tiết mảnh mai như râu, chân .... Trong VOG các bạn có thể tham khảo các mẫu côn trùng của Đỗ Anh Tú.

- Riêng tôi cũng có thử nghiệm thú vị với box pleating nhưng theo hướng hoàn toàn khác. Các bạn có thể tận dụng các đường chia ô vuông hoặc đường chéo ô vuông để tạo ra hình khối sắc cạnh và vuông vức. Tôi có sáng tác một loạt mẫu gọi là mẫu hình học, dùng box pleating tối giản, cỡ 3x3, 4x4, có kết hợp với các nếp gấp hờ để tạo mẫu. Mẫu thường chỉ có 1 lớp giấy và cấu trúc 3D được tạo do dấu đi các phần thừa theo đường gấp boxpleating. Dưới đây là một vài mẫu hình học để các bạn tham khảo. Các mẫu cú thực chất là boxpleating 2x2 (có kèm CP trong hình), trong một loạt mẫu đơn giản hóa mẫu cú của tôi. Còn Mẫu dơi bạn có thể thử gấp theo CP. Đây là mẫu tôi thích nhất trong loạt mẫu hình học dùng box pleating( 4x4 )vì tất cả mặt lồi lõm đều cấu thành từ những hình tam giác vuông cân bằng nhau, và các nếp gấp là cạnh hình vuông hoặc đường chéo hình vuông đơn vị (trừ bước gấp cuối cùng để khóa mẫu).



Chó và vịt

8394810417_c8ce4b48a3_o.gif
 

Attachments

  • 8348300198_7d017dbe1c_o.gif
    8348300198_7d017dbe1c_o.gif
    164.9 KB · Lượt xem: 3
  • bat-CP.gif
    bat-CP.gif
    27.5 KB · Lượt xem: 2
  • bat.gif
    bat.gif
    383.2 KB · Lượt xem: 1
  • owl-story.gif
    owl-story.gif
    81 KB · Lượt xem: 2
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Để tìm hiểu sâu về Boxpleating, có một số nguồn rất hữu ích:

Sách Origami Design Secrets của Robert J.Lang

Trang của Arijan AbrashiArben Abrashi

Blog của Mu-Tsun Tsai
 
Top Bottom