Mẫu Origami truyền thống

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Mẫu origami truyền thống được hiểu là những mẫu xuất hiện từ rất lâu, tính tới hàng trăm năm, nhiều người biết cách gấp nhưng không ai biết tên tác giả. Đó chính là những mẫu origami đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của bộ môn gấp giấy origami.

Chúng ta sẽ cùng tổng hợp danh sách những mẫu truyền thống tại đây để những người mới chơi origami có thể tìm và tham khảo nhé.

Bạn có thể tìm theo từ khóa "traditional" trên trang của Gilad Aharoni sẽ ra rất nhiều mẫu truyền thống kèm theo tên sách, số trang và loại giấy (vuông, chữ nhât...). Tuy không phải mẫu nào cũng có ảnh nhưng đó là một nguồn đáng tin cậy để từ đó bạn tìm thêm thông tin về những mẫu truyền thống.

Với những mẫu truyền thống nào có diagram công khai online thì Gilad cũng tổng hợp trong link sau:

David Petty của hội origami Anh Quốc từng lập một danh sách các mẫu truyền thống. Ông cũng liệt kê tên sách, quốc gia, diagram nếu có:


 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Ngoài những mẫu thực sự truyền thống, khuyết danh do thời gian xuất hiện đã quá lâu thì có những mẫu khác tương đối lâu đời, chúng được rất nhiều người yêu thích gấp theo đến độ họ chỉ chú ý đến mẫu gấp mà quên luôn, hoặc không thèm ghi tên của người tác giả.

Dần dần các trang web, các video tutorial sinh sôi ngày một nhiều, và đa phần trong số đó không ghi đầy đủ tên tác giả khiến cho cộng đồng nhầm tưởng rằng đó là những mẫu truyền thống.

Mình lập topic này một phần cũng là để lưu lại thông tin tác giả của những mẫu gấp xưa cũ để đỡ bị quên, đồng thời công khai chúng tại đây để nhỡ có ai biết thêm thông tin gì thì có thể đóng góp.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Đầu tiên có thể kể đến ví dụ của mẫu con quay dưới đây.
Mẫu gấp bởi Nick Robinson
P_Robinson_spinning_top_GOK.jpg
Đây là một mẫu đồ chơi rất hay xuất hiện từ lâu, được ghép từ 3 mảnh giấy vuông cùng kích thước, cách gấp không khó, phù hợp để dạy các em nhỏ. Có hàng loạt video dạy gấp nó trên youtube, và không video nào đề tên tác giả khiến cho nhiều người tưởng nó là mẫu truyền thống.

Khi Nick Robinson xuất bản sách Geometric Origami Kit năm 2015 có cho mẫu này vào nhưng không đề tác giả là "traditional" mà đề là "various", tức nhiều tác giả, nghĩa là ông cũng không biết chính xác tác giả gốc của nó là ai, nhưng chắc nó không xa xưa đến mức độ được coi là mẫu truyền thống.

Khi mình tìm hiểu thì thấy một số nơi ghi tên tác giả là Reiko Aso/Asou
Mình chưa tìm được ảnh mẫu của người này đế đối chiếu.

Có chỗ ghi tên tác giả là Taichiro Hasegawa nhưng khi mình tìm mẫu con quay của người này thì ra một mẫu khác nằm trong sách Action Origami của Fuse Tomoko, có thể thổi từ trên xuống để quay, làm từ 2 mảnh, mảnh dưới giống hệt của con quay phía trên. Không biết là người này có mẫu nào khác ở sách khác không?
Mẫu do Taichiro Hasegawa sáng tác, gấp bởi Gilad Aharoni:
P_Lotus_Spinner_Hasegawa.jpg

Yamaguchi Makoto từng có một mẫu tương tự trong sách Origami Kit for Dummies của Nick Robinson nhưng chỉ có mảnh ở giữa và cách ghép thì giống, còn 2 mảnh còn lại cách gấp hoàn toàn khác.
Mẫu do Yamaguchi Makoto sáng tác, gấp bởi Stephane Gerard:
P_Gerard_Yamaguchi_Top_OT101.jpg
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Có một mẫu mà thực sự mình chưa rõ nó là mẫu truyền thống hay không do có nhiều thông tin khác nhau:
Screenshot_2023-09-17-13-59-40.png

Mẫu bông tụ gió này được xuất bản trong sách Amazing Origami for Children của Steve & Megumi Biddle được ghi là mẫu truyền thống.

Nhưng trong sách Doctor's Origami Dream Book của Toshikazu Kawasaki và một vài sách khác thì ghi nó là sáng tác của Robert Neale. Do vậy khả năng cao đây là một sáng tác của Robert Neale.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về một mẫu origami truyền thống mà mình rất thích nhưng có vẻ chưa nhiều người biết.

Đây là một mẫu Rùa truyền thống có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Turtle.jpg
Nó xuất hiện trong một số sách origami dành cho trẻ em của Nhật, ví dụ như cuốn này:
IMG_20240302_121411.jpg

Lần đầu tiên nó xuất hiện trong một cuốn sách của phương Tây có lẽ là cuốn "The New Origami" của Steve & Megumi Biddle, trong đó cách gấp là của Takenao Handa đưa ra và được minh họa bởi Steve & Megumi.

David Petty từng vẽ diagram cho mẫu này (hơi xấu chút). Trong đây David Petty viết là mẫu của Trung Quốc nhưng mình chưa tìm thấy bằng chứng nào cho khẳng định này.
Link diagram do David Petty vẽ:
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Tuần này mình xin giới thiệu một mẫu bình hoa:
Vase.jpg

Chiếc bình này là một mẫu origami truyền thống mà theo nhiều người là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó được phổ biến tới phương Tây nhờ công của Philip Shen và sau đó tới Mỹ nhờ Verdi Adams, cũng vì vậy mà có lúc nó được gọi là Verdi's Vase. Điểm hay nhất của chiếc bình này có lẽ là bước cuối cùng. Trước đó chỉ toàn là các bước gấp dẹp, 2D thì đến cuối khi kéo các lớp giấy bị khóa ở dưới lên, nó sẽ biến thành một chiếc bình hoa 3D.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Tuần này ta sẽ đến với một mẫu máy bay (nhìn cho đẹp chứ không bay được)

Air Plane_resize.jpg

Mình khá chắc đây không phải là một mẫu truyền thống nhưng vẫn cho vào đây vì nó có tuổi đời rất lâu và nhiều khả năng tác giả không còn sống nữa.

Mình tình cờ được một bác cựu chiến binh dạy cho mẫu này khi đang đi làm sự kiện ở Quảng Ninh hồi tháng 5/2022. Bác ấy nói rằng bác cũng học được cách gấp này hồi đi chiến trường thôi, và thật đáng tiếc là mình đã không hỏi xin liên lạc của bác ấy để hỏi thêm. Sau đó mình từng nhắn hỏi trên group facebook "Spot the creator" nhưng cộng đồng nước ngoài ở đó không có câu trả lời. Trong rất nhiều sách mình từng xem không hề có mẫu này.

Mẫu này có nhiều bước gấp lạ, bất ngờ và mang lại cảm giác rất khác so với những mẫu truyền thống. Nó không xuất phát từ các hình cơ bản truyền thống của Nhật như cơ bản Hạc, Cá, Ếch... mà hình bắt đầu của nó giống với mẫu chim Pajarita/Cocotte của châu Âu hơn. Do vậy có khả năng nguồn gốc của nó là từ nước Pháp trong thời chiến tranh với Việt Nam? Hoặc cũng có khả năng đây là một mẫu do các bác bộ đội VN tự nghĩ ra...

Cũng rất có thể sau một quãng thời gian dài truyền dạy từ người này tới người khác, cách gấp hiện tại của nó đã khác nhiều so với nguyên mẫu đầu tiên nên mình không tìm thấy mẫu gốc chăng?

Nói chung thì đây là một mẫu gấp hay và bí ẩn, hy vọng sau này mình sẽ tìm được nguồn gốc chính xác của nó. Nếu ai biết tên tác giả, từ sách nào... thì cho mình biết với nhé.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Tìm kiếm các mẫu ếch nhảy truyền thống thì thấy có 3 mẫu này:

Frog (1)_resize.jpg
Mẫu 1 rất phổ biến, có nguồn gốc từ Nhật Bản và có mặt trong rất nhiều sách origami từ xưa đến nay. Đây có lẽ là mẫu ếch nhảy nổi tiếng nhất thế giới.

Frog (2)_resize.jpg
Mẫu 2 đặc biệt phổ biến với người Việt Nam vì là mẫu được dạy trong môn Kỹ thuật bậc tiểu học, lớp 2,3 gì đó... Nguồn gốc của nó rất có thể là từ Việt Nam thật. Trong danh sách của David Petty, trang 5 cũng liệt kê mẫu này và ghi nguồn gốc là Việt Nam: https://www.britishorigami.org/academic/davidpetty/trad/trad6.htm

Frog (3)_resize.jpg
Mẫu 3 này là một trường hợp kỳ lạ. Nó được rất nhiều người coi là mẫu truyền thống, diagram và video tutorial trên mạng nhiều vô kể nhưng đến giờ mình chưa tìm thấy cuốn sách nào có mẫu này. Vậy nó có thật sự là truyền thống? Nguồn gốc của nó từ đâu ra?
 

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Fancy Box.jpg
Trong nhiều mẫu hộp truyền thống mình từng gấp thì đây là mẫu có cấu trúc khá lạ. Nó không vuông vức mà lại có cấu trúc kiểu đa giác nhiều mặt. Các nếp xếp li xòe lên cũng làm cho nó không bị cứng như nhiều mẫu hộp khác.
Theo Steve Biddle, nguồn gốc ban đầu của mẫu hộp truyền thống này là từ Nhật Bản, nhưng những chi tiết xếp li trang trí ở bốn phía lại được thêm vào bởi một tay gấp người Tây Ban Nha. Phương Tây hay gọi mẫu này là Fancy Box.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Dưới đây là 3 mẫu ví origami. Chúng đều là các mẫu truyền thống có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Japanese Purses_resize.jpg

Mẫu số 1 (màu cam) mình từng thấy xuất hiện trong cuốn Secrets of Origami của Robert Harbin. Có thể xem video tutorial ở đây. Trước đó khi còn bé thì mình từng được người quen tặng cho mẫu này. Hồi đó thích lắm nên ngồi mở ra để xem cách gấp, xong còn vẽ lại hướng dẫn ra vở cho đỡ quên. Mẫu này có cách khóa thông minh và đẹp, nhìn không bị đối xứng quá mức như hai mẫu còn lại. Vì vậy trong 3 mẫu thì mình thích mẫu này nhất.

Mẫu số 2 (màu xanh lam) mình học từ cuốn Essential Origami của Steve & Megumi Biddle. Nó bắt đầu với cơ bản Cá, sau đó gấp bẹp nhánh tam giác vuôn cân và lặp lại ở các nhánh khác. Kết quả nhìn vừa lạ vừa quen. Tuy nhiên cơ chế mở ra đóng vào (để cất đồ) hơi lằng nhằng.

Mẫu số 3 (màu xanh lá) có trong cuốn The New Origami của Steve & Megumi Biddle, gấp từ hình bát giác đều. Nó còn có một số biến thể có thể được tìm thấy trong những cuốn sách khác. Đây là một mẫu cơ bản, đẹp, tạo được biến thể linh hoạt (có thể sử dụng các hình dạng giấy khác như ngũ giác, lục giác đều... với qui trình gấp gần như không đổi).
 
Top Bottom