Cách gọi tên - từ Đông sang Tây

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Không biết mọi người có hay để ý tới vấn đề này không, nhưng mình suy nghĩ khá nhiều về cách cộng đồng origami chúng ta gọi tên một hình gấp bằng giấy và người tạo ra hình đó.

Thông thường tiếng Việt chúng ta gọi một hình gấp là "Mẫu", người tạo ra nó là "Người gấp" và người nghĩ ra nó là "Tác giả"

Nhưng khi viết Tiếng Anh thì có rất nhiều từ đồng nghĩa để chọn lựa cho từng ngữ cảnh. Còn có nhiều tranh cãi, quan điểm khác nhau giữa nhiều tay gấp trên thế giới về vấn đề này. Và cả trong Tiếng Việt cũng có những từ khác mà ta có thể sử dụng. Vậy nên dùng từ nào, lúc nào ở đâu là vấn đề mà mình suy nghĩ khá nhiều. Hôm nay chia sẻ ở đây hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của mọi người.

Để chỉ một hình gấp bằng giấy:
  • Model / Mẫu : đây là từ thông dụng nhất, ngắn gọn, dễ hiểu nhất đối với dân origami cả trong và ngoài nước. Nhưng đối với dân ngoại đạo thì có vẻ sẽ gây hiểu nhầm. Nhất là với ai không rành tiếng Anh thì có khi tưởng chúng ta đang nói đến "người mẫu". Còn một vấn đề nữa với từ này là nếu chúng ta muốn giới thiệu rằng hình gấp của ta là một tác phẩm nghệ thuật thì gọi nó là model không phù hợp lắm (trong tiếng Anh không thấy ai gọi tác phẩm nghệ thuật là model cả).
  • Design / Thiết kế: Nhiều người dùng từ này để chỉ hình họ gấp ra nhưng mình thấy không hợp lý lắm. Vì thiết kế thực ra là cái tác giả nghĩ ra trong đầu, khi hiện thực hóa nó thành hình gấp giấy thì nên gọi nó bằng một cái tên khác.
  • Work / Tác phẩm : Đây là từ được dân origami Nhật Bản hay dùng (Với các tựa sách Works of Kamiya, Works of ...). Mình thấy đây là một từ hay, khi giới thiệu tác phẩm của mình là tác phẩm nghệ thuật thì thay vì work ta viết là work of art hay artwork, khá là hợp lý. Nhưng với người không rành tiếng Anh thì họ sẽ tưởng mình nói đến work là "công việc" chứ không phải "tác phẩm".
  • Artwork / Tác phẩm nghệ thuật : Phiên bản cao cấp của "Work". Dùng khi muốn giới thiệu hình mình gấp là tác phẩm nghệ thuật.
  • Sculpture / Tác phẩm điêu khắc : Dùng khi muốn nhấn mạnh vị thế tác phẩm gấp giấy cũng cần được tôn trọng như một tác phẩm điêu khắc (bằng giấy).
  • Composition / Sáng tác : Trong giới origami phương Tây có lẽ chỉ có Robert J.Lang hay dùng từ này. Ông từng chia sẻ rằng ông muốn coi mỗi hình gấp giấy của ông tương đương như một sáng tác nghệ thuật. Từ này trong tiếng Anh thường được dùng để chỉ tác phẩm văn học, âm nhạc, phần nào cho thấy Robert J.Lang coi origami gần với âm nhạc. Trong hội họa hay điêu khắc "composition" chỉ mang nghĩa là "bố cục".
  • Creation / Tạo phẩm : Từ này ít được dùng, cũng có thể dịch là tác phẩm và thực ra là một lựa chọn không tồi.
  • Paper-folding Figure / Hình gấp bằng giấy : quá dài dòng, ít dùng.

Để chỉ một người tự sáng tạo / thiết kế hình gấp giấy:
  • Creator / Người sáng tạo / Tác giả : có vẻ là từ được nhiều tác giả ưa dùng. Gần đây nổi lên sự kiện hội nghị dành riêng cho những tác giả Origami nổi tiếng, và tên của nó là "Convention for Creators"
  • Author / Tác giả : từ này dịch tiếng Việt ra là tác giả nhưng trong tiếng Anh, nó hay được dùng để chỉ tác giả viết sách, truyện, do vậy dễ gây hiểu nhầm.
  • Designer / Người thiết kế : phổ biến, dễ hiểu, được nhiều người sử dụng. Cái không ổn của cách gọi này là chỉ đề cập đến mặt thiết kế (nghĩ ra hình gấp) mà bỏ qua mặt thực thi (gấp ra sản phẩm).
  • Composer / Người sáng tác : Chỉ có Robert J.Lang hay dùng từ này. Trong tiếng Anh nó thường dùng để chỉ nhạc sĩ.
  • Artist / Nghệ sĩ : Hay dùng trong các triễn lãm, sự kiện...
  • Artisan / Nghệ nhân : Dùng trong trường hợp coi bản thân là nghệ nhân.
  • Sculptor / Điêu khắc gia: Dùng trong trường hợp coi bản thân là nhà điêu khắc (giấy), ít người dùng. Duy chỉ có Eric Joisel hay được giới thiệu là Paper Sculptor.
  • Origamist / ??? : Trong tiếng Anh từ này không có trong từ điển chính thống. Với người không coi tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ như mình thì thấy dùng bình thường. Không biết đối với người Anh hay Mỹ họ nghĩ sao, chưa chắc họ đã thích dùng từ này.

Để chỉ một người gấp giấy (theo hướng dẫn):
  • Folder / Người gấp : có vẻ chuẩn, thông dụng, ngắn gọn. Ai không rành tiếng Anh có thể bị nhầm sang nghĩa khác.

Còn từ nào khác nữa không nhỉ?
 
Sửa lần cuối:

nguyentutuan

Thành viên VOG
Không biết mọi người có hay để ý tới vấn đề này không, nhưng mình suy nghĩ khá nhiều về cách cộng đồng origami chúng ta gọi tên một hình gấp bằng giấy và người tạo ra hình đó.

Thông thường tiếng Việt chúng ta gọi một hình gấp là "Mẫu", người tạo ra nó là "Người gấp" và người nghĩ ra nó là "Tác giả"

Nhưng khi viết Tiếng Anh thì có rất nhiều từ đồng nghĩa để chọn lựa cho từng ngữ cảnh. Còn có nhiều tranh cãi, quan điểm khác nhau giữa nhiều tay gấp trên thế giới về vấn đề này. Và cả trong Tiếng Việt cũng có những từ khác mà ta có thể sử dụng. Vậy nên dùng từ nào, lúc nào ở đâu là vấn đề mà mình suy nghĩ khá nhiều. Hôm nay chia sẻ ở đây hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của mọi người.

Để chỉ một hình gấp bằng giấy:
  • Model / Mẫu : đây là từ thông dụng nhất, ngắn gọn, dễ hiểu nhất đối với dân origami cả trong và ngoài nước. Nhưng đối với dân ngoại đạo thì có vẻ sẽ gây hiểu nhầm. Nhất là với ai không rành tiếng Anh thì có khi tưởng chúng ta đang nói đến "người mẫu". Còn một vấn đề nữa với từ này là nếu chúng ta muốn giới thiệu rằng hình gấp của ta là một tác phẩm nghệ thuật thì gọi nó là model không phù hợp lắm (trong tiếng Anh không thấy ai gọi tác phẩm nghệ thuật là model cả).
  • Design / Thiết kế: Nhiều người dùng từ này để chỉ hình họ gấp ra nhưng mình thấy không hợp lý lắm. Vì thiết kế thực ra là cái tác giả nghĩ ra trong đầu, khi hiện thực hóa nó thành hình gấp giấy thì nên gọi nó bằng một cái tên khác.
  • Work / Tác phẩm : Đây là từ được dân origami Nhật Bản hay dùng (Với các tựa sách Works of Kamiya, Works of ...). Mình thấy đây là một từ hay, khi giới thiệu tác phẩm của mình là tác phẩm nghệ thuật thì thay vì work ta viết là work of art hay artwork, khá là hợp lý. Nhưng với người không rành tiếng Anh thì họ sẽ tưởng mình nói đến work là "công việc" chứ không phải "tác phẩm".
  • Artwork / Tác phẩm nghệ thuật : Phiên bản cao cấp của "Work". Dùng khi muốn giới thiệu hình mình gấp là tác phẩm nghệ thuật.
  • Sculpture / Tác phẩm điêu khắc : Dùng khi muốn nhấn mạnh vị thế tác phẩm gấp giấy cũng cần được tôn trọng như một tác phẩm điêu khắc (bằng giấy).
  • Composition / Sáng tác : Trong giới origami phương Tây có lẽ chỉ có Robert J.Lang hay dùng từ này. Ông từng chia sẻ rằng ông muốn coi mỗi hình gấp giấy của ông tương đương như một sáng tác nghệ thuật. Từ này trong tiếng Anh thường được dùng để chỉ tác phẩm văn học, âm nhạc, phần nào cho thấy Robert J.Lang coi origami gần với âm nhạc. Trong hội họa hay điêu khắc "composition" chỉ mang nghĩa là "bố cục".
  • Creation / Tạo phẩm : Từ này ít được dùng, dịch ra cũng là tác phẩm và thực ra là một lựa chọn không tồi.
  • Paper-folding Figure / Hình gấp bằng giấy : quá dài dòng, ít dùng.

Để chỉ một người tự sáng tạo / thiết kế hình gấp giấy:
  • Creator / Người sáng tạo / Tác giả : có vẻ là từ được nhiều tác giả ưa dùng. Gần đây nổi lên sự kiện hội nghị dành riêng cho những tác giả Origami nổi tiếng, và tên của nó là "Convention for Creators"
  • Author / Tác giả : từ này dịch tiếng Việt ra là tác giả nhưng trong tiếng Anh, nó hay được dùng để chỉ tác giả viết sách, truyện, do vậy dễ gây hiểu nhầm.
  • Designer / Người thiết kế : phổ biến, dễ hiểu, được nhiều người sử dụng. Cái không ổn của cách gọi này là chỉ đề cập đến mặt thiết kế (nghĩ ra hình gấp) mà bỏ qua mặt thực thi (gấp ra sản phẩm).
  • Composer / Người sáng tác : Chỉ có Robert J.Lang hay dùng từ này. Trong tiếng Anh nó thường dùng để chỉ nhạc sĩ.
  • Artist / Nghệ sĩ : Hay dùng trong các triễn lãm, sự kiện...
  • Artisan / Nghệ nhân : Dùng trong trường hợp coi bản thân là nghệ nhân.
  • Sculptor / Điêu khắc gia: Dùng trong trường hợp coi bản thân là nhà điêu khắc (giấy), ít người dùng. Duy chỉ có Eric Joisel hay được giới thiệu là Paper Sculptor.
  • Origamist / ??? : Trong tiếng Anh từ này không có trong từ điển chính thống. Với người không coi tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ như mình thì thấy dùng bình thường. Không biết đối với người Anh hay Mỹ họ nghĩ sao, chưa chắc họ đã thích dùng từ này.

Để chỉ một người gấp giấy (theo hướng dẫn):
  • Folder / Người gấp : có vẻ chuẩn, thông dụng, ngắn gọn. Ai không rành tiếng Anh có thể bị nhầm sang nghĩa khác.

Còn từ nào khác nữa không nhỉ?
Anh rất thích bài viết của Cường, chi tiết và rất hữu ích, vì gãi đúng chỗ ngứa. Nhiều khi mình phải dịch bài viết cũng không biết viết thế nào cho chính xác. Cùng tiếng Anh, nhưng tiếng Anh thuần và tiếng Anh của Mỹ, Úc ... cũng khác nhau rất nhiều, chưa kể người nước ngoài dùng tiếng Anh cũng rất khác (như trường hợp sách VOG của mình dịch bởi người Pháp ...) . Vừa rồi anh viết bài thiết kế mẫu cáo và tự dịch tiếng Anh xong, xem về hiệu quả sử dụng giấy do ông David Brill đề cập trong cuốn "Brilliant Origami" hoặc bài viết của Josef Zsebe trong phần giới thiệu trong cuốn cũng có nói sơ về hiệu quả sử dụng giấy, cả hai ông viết dùng từ khác hẳn. David Brill dùng khái niệm "Economy". Josef dùng "Efficient paper use" còn anh dịch là "Paper usage efficiency" ...

Origamist có lẽ do ai đó người nước ngoài, không phải người Anh sử dụng, vì nó là từ không chính thức, nên anh nghĩ cũng không nên dùng.

Ai hiểu rõ nghệ nhân và nghệ sĩ khác nhau chỗ nào thì giải thích dùm anh. Hiện tại dù gấp và sáng tác cũng nhiều nhưng mỗi khi ai đó gọi mình là nghệ sĩ hay nghệ nhân tự nhiên cảm thấy mắc cỡ, không thoải mái lắm, không biết các bạn thế nào, có lẽ do đây là mình tự học và kiểu không có học hành chính thống, thiệt sự ra ai hỏi nghệ thuật là gì cũng chẳng biết trả lời thế nào mà người ta gọi là nghệ sĩ thì... Anh làm mấy năm về gấp giấy, nhưng tự thấy đúng là không được học đàng hoàng và chính thống và căn bản về nghệ thuật nên khi đụng những công trình lớn là thấy mình gặp khó khăn ngay. Trong khi .đó đi nước ngoài thấy người ta trang trí những không gian lớn, mở bằng giấy với ý tưởng rất đơn giản, phối hợp cách sắp đặt, trưng bày với cả ánh sáng ... Đôi khi nghĩ cũng muốn đi học như Quyết nhưng còn gia đình và vấn đề kinh tế nên đành chịu.
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Đúng là người dân Anh, Mỹ, Úc họ có vốn từ TA nhiều nên có những từ hay và chuẩn. Khi nói chuyện với họ mình biết thêm rất nhiều.

Về nghệ thuật, nghệ nhân hay nghệ sĩ thì em nghĩ mỗi người khi đọc nhiều, biết nhiều đều có cho riêng mình những định nghĩa, và cách ta định nghĩa sẽ xác định con đường đi của ta, chẳng ai giống ai.

Ngay cả Origami là gì chắc chắn mỗi người sẽ có một cách trả lời khác nhau.

Em cũng không muốn coi mình là artist, artisan hay designer, mà thích từ creator hơn cả. Nhưng khi làm triển lãm, đi các sự kiện... thì phải tùy vào bối cảnh và vị trí của mình trong đó mà dùng từ.
 

folias

Thành viên VOG
Em thì thích tự gọi mình đơn giản làm folder, như hoạ sĩ họ cũng tự gọi là painter.
Chú Giang khi gọi đùa trong tiếng Việt thì dùng từ “xếp-sĩ”, nhưng “xếp” là Nôm mà “sĩ” là Hán ghép không được. Tra từ điển thì có từ “chiết” chỉ hành động gấp, gập. Không lẽ gọi là “Chiết gia” :))
Nghệ sĩ thì tính sáng tạo và cảm xúc nhiều hơn. Nghệ nhân là thợ bậc thầy, đôi khi cũng làm việc như nghệ sĩ nên sự phân biệt không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thường nghệ nhân gắn với các nghề thủ công: nghệ nhân sơn mài, nghệ nhân gốm... thường thì khi kỹ thuật được mài giũa nâng cao tới mức thổi hồn vào sản phẩm thì gọi là nghệ nhân nhưng vẫn thiên về kỹ thuật hơn so với nghệ sĩ.
Em thấy ai gọi mình là gì cũng chẳng có gì phải mắc cỡ, nếu họ đánh giá và gọi sai thì họ mới phải mắc cỡ. Riêng em cứ tự gọi mình là “tay gấp” hoặc “người chơi Origami/gấp giấy” thôi.
Các cách gọi về HQSDG trong tiếng Anh như anh Tuấn đề cập trên cũng là do văn phong của từng người thôi, không hẳn là thuật ngữ. Vả lại Origami còn quá non trẻ để có những thuật ngữ hàn lâm. Theo bài viết của anh Tuấn về HQSDG thì sau khi giới thiệu khái niệm, anh có thể gọi ngắn gọn là “hiệu suất”, vì anh đưa về tỉ lệ % và nghe cũng hay hơn.
 

folias

Thành viên VOG
Chính xác thì efficiency dịch ra là hiệu suất. Nhưng nếu dùng hiệu suất sử dụng giấy thì đúng từ kỹ thuật nhưng hơi khó hiểu đối với người thường.
Người thường ai cũng có học qua lớp 8 nên em nghĩ không có ai là không hiểu “hiệu suất” đâu. Mà cho dù lúc đầu chưa hiểu ngay nhưng sau sẽ quen, và từ từ mình mới xây dựng được từ vựng cho diễn đàn và xa hơn nữa. Chứ người thường ai mà hiểu “base hạc” là cái gì.
 
Top Bottom