Chia giấy & cắt giấy vuông

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Trong origami bạn có thể chia giấy thành các tỷ lệ khác nhau như chia 2,3,5... thậm chí là căn 2, căn 3... mà không cần đo vẽ bằng thước hay compa, chỉ cần sử dụng các nếp gấp một cách thông minh.

Dưới đây là một số nguồn thông tin hữu ích về chia giấy của nước ngoài:
https://origami.jp/archives/Archives/People/CAGE_/divide/index.html
https://langorigami.com/wp-content/uploads/2015/09/origami_constructions.pdf

Còn đây là một số phần mềm chia giấy tự động, chỉ cần nhập số vào nó sẽ đưa ra cách gấp tương ứng.
https://langorigami.com/article/referencefinder
https://folders.jp/reference/reference.html
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Trên trang web của VOG còn bài viết về cắt giấy vuông và đa giác đều của Hoàng Tiến Quyết, cũng gần với chủ đề này nên mình đăng ở đây luôn:
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Thêm một bài viết về chia giấy của Quyết lấy từ diễn đàn cũ của VOG:
Lời mở đầu :)

Chia cạnh giấy hình vuông thành n đoạn bằng nhau có thể coi là bài toán cơ bản của Origami và có nhiều cách giải quyết bài toán này. Trong khuôn khổ bài viết, mình muốn giới thiệu cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Để từ đó, trên nguyên lí cơ bản của nó, mọi người trước tiên là sẽ giải quyết dễ dàng chuyện chia giấy thành các đoạn bằng nhau, và cao hơn, là hướng đến chia giấy thành những phần có tỉ lệ đặc biệt khác như căn 2 (liên quan đến góc 22.5 độ), căn 3 (liên quan đến góc 15 độ)

Những cách chia giấy thành các đoạn bằng nhau khác mình sẽ giới thiệu khi có dịp tìm hiểu cũng như tổng kết về chúng


Cơ sở lí thuyết :D

Mục này để dẫn cho dễ hiểu lí do vì sao có cách chia giấy như thế này, chỉ có giá trị tham khảo, mọi người có thể đọc ngay từ phần "Ứng dụng trong chia giấy" nếu thấy không cần thiết :) .


Trước tiên xét 1 định lí quen thuộc:

Định lí: Tam giác ABC có phân giác trong AD
Khi đó điểm D chia đoạn BC theo tỉ lệ AB/AC
abc1.png

Ta đưa về dạng đặc biệt hơn:

Tam giác ABC vuông tại đỉnh A có phân giác trong AD
Khi đó điểm D chia đoạn BC theo tỉ lệ AB/AC

abc2.png

tam giác vuông ABC chỉ là trường hợp đặc biệt của tam giác ABC trong định lí 1. Góc A đưa về góc vuông, để gần với 1 góc của 1 tờ giấy vuông hơn :) .


Bài toán:
Hình vuông ABCD, E nằm trên AB, AC cắt DE tại M. Hạ MN vuông góc xuống AD.
Ta có thể chứng minh điểm N chia AD theo tỉ lệ AE/AB

abcd1 (1).png

Trong đó độ dài AB=BC=CD=DA=a, AE có độ dài x (x<a)
trong hình vẽ, vai trò của tam giác AED giống như tam giác vuông ABC ở trên.
Đường chéo AC cắt DE tại M, đóng vai trò như phân giác AD trong tam giác vuông ABC ở trên



Ứng dụng trong chia giấy

Các thuật ngữ:
-chia 3,5,7,...: chia giấy thành 3,5,7 phần bằng nhau

Đây là phần chúng ta quan tâm, mình cũng xin trình bày ngắn gọn, cũng là cách mà có thể chia giấy thành tỉ lệ đặc biệt mà không qua bất cứ trung gian đặc biệt nào khác(ví dụ chia 15 theo cách phải chia 3 rồi chia 5, trong khi cả 3 và 5 đều đặc biệt là rất khó)
Cũng như chỉ cần quan tâm đến số lẻ, chứ không phải số nguyên tố nữa

Như bài toán hình vuông ABCD đã trình bày, ta sẽ đưa nó về ngôn ngữ gấp giấy :) :
Cạnh AB được chia thành a phần, lấy AE=x phần. Gấp đường DE giao với đường AC tại M, gấp MN vuông góc với với AD.
Ta sẽ có N chia AD thành NA và ND, trong đó NA/AD=x/a

abcd1.png

Như vậy khi chia AB thành được a phần bằng nhau, lấy AE=x phần, ta sẽ chia AD thành được a+x phần bằng nhau(khác với a phần của AB)

Kết luận: Muốn chia 1 cạnh giấy thành n phần bằng nhau, trong đó n=a+x (x<a), ta chỉ cần giải quyết việc chia cạnh đó thành a phần bằng nhau

Trong phần sau, mình sẽ gọi lấy đoạn AE=x phần từ AB=a phần bằng nhau, cả việc AC cắt DE tại M, hạ MN vuông góc xuống AD chung là lấy x từ a, cách gọi này mình cũng sẽ dùng nếu có cơ hội viết bài về chia tỉ lệ liên quan đến căn 2, căn 3,...

Vấn đề giờ để cách chia đơn giản nhất, ta sẽ phải tách n=a+x sao cho a dễ chia nhất
Đó chính là chọn a là luỹ thừa của 2 (a=2[sup:1mzbvjhi]i[/sup:1mzbvjhi], như 2,4,8,16,32,... Vì chia 1 cạnh thành 2,4,8,16,32,... phần luôn là đơn giản nhất.
Để đảm bảo x<a thì ta chọn a là luỹ thừa lớn nhất của 2 mà nhỏ hơn n.

Kết luận: Để chia giấy thành n phần bằng nhau đơn giản nhất, ta tách n=a+x trong đó a là luỹ thừa lớn nhất của 2 mà nhỏ hơn n


Các ví dụ

Chia giấy thành 3 phần bằng nhau:


ta có 3=2+1 (2 là luỹ thừa lớn nhất của 2 mà nhỏ hơn 3 :) )
tức ta chia giấy thành 2 phần, sau đó lấy 1 từ 2

abcdchia3.png

Cách chia

chia3.png


Chia giấy thành 5 phần bằng nhau:

Ta có 5=4+1 (4 là luỹ thừa lớn nhất của 2 mà nhỏ hơn 5)
tức ta chia giấy thành 4 phần, và lấy 1 từ 4

abcdchia5.png

Cách chia

chia5.png


Chia giấy thành 7 phần bằng nhau:

Có thể thấy 2 cách chia 3 và 5 trên có đặc biệt là cùng chỉ lấy 1 từ a, dễ nhầm với việc để chia n phần thì phải chia n-1 phần :) .
Cách dưới đây sẽ chia 7 mà không cần chia 6

Ta có 7=4+3 (4 là luỹ thừa lớn nhất của 2 mà nhỏ hơn 7)
Tức chia giấy thành 4 phần và lấy 3 từ 4

abcdchia7.png

Cách chia

chia7.png


Tương tự ta sẽ có các cách chia cho các số lớn hơn:

-chia 9: 9=8+1 : thực hiện lấy 1 từ 8
-chia 11: 11=8+3 : thực hiện lấy 3 từ 8
-chia 13: 13=8+5 : thực hiện lấy 5 từ 8
-chia 15: 15=8+7 : thực hiện lấy 7 từ 8
...
vân vân và vân vân :D .


Chú ý

Cái này nhắc thêm thôi :) , chứ nó cũng đơn giản, mọi người cũng dễ dàng nhận ra.
Các cách chia ví dụ trên mình chỉ nhắc đến chia các số lẻ
Với bài toán chia giấy thành 24 phần thì như thế nào?

Có thể thấy 24=16+8 , cũng có thể thực hiện lấy 8 từ 16 :) .
Nhưng 24= 8 x 3 = 2^3 x 3. tức là ta chỉ cần chia giấy thành 3, rồi chia 8 các phần nhỏ còn lại :) . Bản chất của lấy 8 từ 16 cũng chỉ là lấy 1 từ 2

Vậy là với các số chẵn ta cứ chỉ cần quan tâm đến việc chia giấy thành ước lẻ lớn nhất của nó
Ví dụ:
24 có ước lẻ lớn nhất là 3: chỉ cần quan tâm đến chia giấy thành 3 phần bằng nhau
20 có ước lẻ lớn nhất là 5: chỉ cần quan tâm đến chia giấy thành 5 phần bằng nhau
30 có ước lẻ lớn nhất là 15: chỉ cần quan tâm đến chia giấy thành 15 phần bằng nhau
...



Hi vọng bài viết không khó hiểu cũng như có thể giúp đỡ mọi người nhiều trong việc gấp và sáng tác :) . Hãy thực hành để nhớ nhé :D .
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Tỷ lệ vàng
ϕ = (√5+1)/2 = 1.618...


Như nhiều người đã biết tỷ lệ vàng có thể được tìm thấy trong nhiều cấu trúc tự nhiên.
Trong origami cũng có nhiều mẫu sử dụng tỷ lệ vàng vì tỷ lệ này liên quan đến ngũ giác đều.

Dưới đây là một trong những cách gấp ra tỷ lệ vàng nhanh và đơn giản nhất:
chia_tylevang.PNG

Mình học được cách này trong sách Origami Omnibus của Kunihiko Kasahara, trang 72. Theo Kunihiko, ông học được cách chia này từ Tokushige Terada, và người này thì tìm thấy nó trong cuốn sách Kozo o tsukuru tame ni của Sadao Matsumura.

Cách gấp này đã được R. Morassi ứng dụng để gấp ra ngũ giác đều như trong link dưới đây:

Ngoài ra thì hôm qua mình tìm được một cách khác cũng khá thú vị liên quan trực tiếp đến một mẫu mà mình đang sáng tác:
Golden Ratio 2.jpg
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Một số cách chứng minh liên quan đến bài toán phía trên của mình do các thành viên khác giải:

Golden Ratio - Lyar.jpg

Golden Ratio - Đặng Hiếu.jpg

Hóa ra cuối cùng thì cách chia mới của mình cũng chỉ là một trường hợp gần giống cách chia trong sách của Kunihiko ở trên.
 
Top Bottom