Bạn hay sử dụng công cụ gì để hỗ trợ trong việc gấp giấy

canhhacgiay

Thành viên VOG
Hồi mới gấp giấy thì mình chỉ có dùng mỗi móng tay và ngón tay để miết giấy, móng tay để khều giấy, nhưng dần dần theo thời gian, mình đã có một bộ các công cụ để hỗ trợ cho việc gấp giấy
Dân gấp giấy bao giờ cũng có các công cụ hỗ trợ riêng :)
Mỗi người sẽ có các công cụ hỗ trợ độc đáo của riêng mình vì vậy mình mở topic này để các bạn cùng chia sẻ các công cụ và cách dùng theo kinh nghiệm cá nhân nhé.
Bật mí với các bạn: Các bài viết ở topic này sẽ được tập hợp và đăng trong số tạp chí tiếp theo của VOG đó

0. Dao rọc giấy và kéo là những dụng cụ "quốc dân" của dân Origami để cắt giấy :))
0 Dao va keo.jpg

1. Để gấp những nếp nhỏ trên giấy thì có người dùng móng tay, dùng cái ngoáy tai, cái chọc sim điện thoại, tăm nhọn, đầu nhọn của bút thử điện v...v.... Nhưng mình thì hay dùng cái chọc để thay dây đồng hồ đeo tay :)
Đây là cái "chọc để thay dây đồng hồ đeo tay" mình chuyên dùng để khều những nếp gấp nhỏ cho mẫu
1 choc sim dien thoai.jpg

2 choc sim dt.jpg

2. Dụng cụ tiếp đến mình rất hay sử dụng để miết nếp giấy là một cái thước kẻ học sinh 20 cm bằng nhựa
(Cái thước kẻ này đã theo mình được gần chục năm rồi)
Ngày trước thì hay dùng cái mặt móng tay để miết giấy, nhưng giờ thì chuyển hẳn sang dùng thước kẻ rồi
Lý do dùng thước kẻ 20cm không phải là 30cm hay là thước sắt là vì nó nhẹ và cầm vừa tay, ngày trước mình cũng thử bẻ đi cho ngắn hơn, nhưng miết không thích bằng độ dài 20cm :D
3 thuoc ke 20 cm.jpg

4 thuoc ke 20 cm.jpg

Các dụng cụ hỗ trợ cho Origami mình còn rất nhiều, mình sẽ chia sẻ ở các bài trả lời bên dưới.
Các bạn hay sử dụng những công cụ gì độc đáo, hãy chia sẻ cùng mình ở đây nhé. ->
( kể cả trùng nhưng biết đâu hình dạng khác :)) )
 
Sửa lần cuối:

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Cái chọc kia của anh Hưng nhìn hay thế nhỉ, đầu bên kia biết đâu cũng có ích trong một số trường hợp.

Để miết giấy thì em dùng cái "bone folder" , hình như dân đóng sách họ hay dùng cái này.
Ngoài ra thì em dùng cả những vật có mặt phẳng khác nữa để miết, ép nếp gấp ví dụ như cái chặn giấy (màu vàng bên phải) và khối pha lê lập phương (bên trái), khối kia trong suốt nên nhìn xuyên qua được là mình đang ép nếp gấp nào, ép đến đâu.

49855EA2-37CC-4B36-90A4-9D62F03E84A7.jpeg
 

canhhacgiay

Thành viên VOG
Ngày trước anh cứ tưởng cái đó là cái chọc sim điện thoại, giờ mới để ý và biết nó là cái chọc để thay dây cho đồng hồ đeo tay :D

Anh up thêm một thứ nữa cũng hay dùng hỗ trợ trong gấp giấy đó là những cuốn từ điển dày
Khi muốn ép dẹp lép những mẫu phẳng 2D anh hay kẹp chúng trong những cuốn từ điển dày và cứ để thế vài ngày cho đến một tuần, mẫu sẽ dẹp lại.
tu dien 1.jpg
Với những mẫu dày dày thì sau này mở sách từ điển ra cũng dễ tìm, nhưng với những mẫu mỏng và nhỏ quá nếu cứ vứt vào giữa cuốn từ điển dày không chú ý đến số trang nhiều khi tìm rất khó, vì vậy anh hay chọn những trang có số đặc biệt như là 200, 300, 500, 1000 để ép, sau tìm lại cho dễ
tu dien 2.jpg
Thi thoảng anh cũng có những mẫu để quên kẹp trong sách đến cả năm trời, lúc sau đọc lại thấy có mẫu kẹp trong đó, rất thú vị, cứ như mới bắt được tiền :))))))))
tu dien 3.jpg
 

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Còn đây là các dụng cụ khều, chọc, và tạo nếp nhỏ của em:
  • Bút bi hết mực để kẻ, vạch nếp. Thân bút này chắc em dùng cũng được gần chục năm rồi. Sau khi dùng nhiều loại dụng cụ khác nhau thì đây vẫn là dụng cụ đơn giản, tiện lợi, hiệu quả nhất.
  • Hai cái còn lại là dụng cụ của bên điêu khắc/nặn đất sét. Em không biết tên gọi chính xác của mấy dụng cụ này. Mấy cái này nhỏ gọn, cầm vừa tay, dùng để thao tác những chỗ nhỏ. Phần thân trụ nhẵn còn có thể dùng để miết nếp. Bọn này cũng dùng để vạch nếp được nhưng không êm bằng bút bi hết mực.
IMG_20220323_154139.jpg
 

dtg

Thành viên VOG
1. nhíp- có nhiều loại
2. dụng cụ này ít dùng, nó cũng gần giống cách dùng đầu bút bi hết mực , có thể dùng kẻ nếp hay chạm nổi
3. dụng cụ của dân điêu khắc dùng cho đất sét
4. vũ khí bí mật của Eric Joisel là chiếc đũa (bản thân tôi hiếm khi dùng)

nói chung xếp ướt ( dùng bình xịt, hay bình nước hoa đã hết để làm ẩm giấy )
dùng tay để uốn, nặn là chính,
rồi dùng băng keo hay kẹp để giữ, chờ khô.
nếu gấp thì có thể dùng máy sấy
 

Attachments

  • dc-1.jpg
    dc-1.jpg
    338.9 KB · Lượt xem: 7

Tubilly

Thành viên VOG
Nếu nói tới trình tự các bước thì không thể thiếu đc các công cụ này.
Và đây là các công cụ e thường xuyên sử dụng khi bắt đầu gấp 1 mẫu nào đó.
  • 1. Thớt cắt, dao dọc giấy và thước kẻ sắt.
1655090228982.png
1 trong những công cụ hỗ trợ cắt giấy vuông.
  • 2. Lông nhím.
1655090604942.png
lông nhím có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ như:
  1. Đầu nhọn (tù) có thể luồn vào những kẽ giấy nhỏ khi gấp bị dập nếp hoặc giấy bị nát phần góc
  2. Đầu tù có thể quết keo sữa và có thể dễ dàng bóc keo ra khi keo khô.
  • 3. Các loại nhíp.
1655091022033.png1655091179298.png
Vì mình là 1 người hay gấp các mẫu côn trùng nên thường xuyên sử dụng nhíp đầu bẹt để nắn chân mẫu.
Nhíp đầu nhọn thì ít sử dụng hơn, vì công dụng thì tương tự lông nhím
 

Scorpion

Bọ cạp
Thành viên VOG
Để tra keo thì trước đây mình hay dùng cái này:
IMG_20220617_104921.jpg
Đây hình như là một dụng cụ thí nghiệm của môn Sinh học, mình không biết tên gọi của nó là gì.
Cái này có một đầu dẹt nhỏ rất tiện khi muốn tra keo vào những chi tiết bé. Do đầu dẹt nên lấy được nhiều keo một lần hơn đầu nhọn, và nó làm bằng kim loại nên khi keo khô có thể bóc keo thừa ra dễ dàng.

Gần đây thi mình kết hợp thêm với một loại hũ đựng keo có đầu inox:
IMG_20220617_105121_2.jpg
Đựng keo trong này tương đối tiết kiệm, bóp ra cũng tiện lợi. Tuy nhiên để có thể bóp keo ra trơn tru thì phải dùng keo hơi loãng một chút.
 
Top Bottom